Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ lên tiếng vụ tàu Philippines bị tàu Trung Quốc phun vòi rồng
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Cuộc không kích lớn nhất trong nhiều tuần của Nga nhằm vào lưới điện Ukraine
    Tin Việt Nam
Mỹ cân nhắc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Tổng thống Joe Biden trao huân chương cho Dương Tử Quỳnh tại Nhà Trắng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Văn Học
Sách 'Vang vọng một thời' kể hành trình âm nhạc của Phạm Duy
Lần đầu tiên trong một ấn phẩm, cố nhạc sĩ Phạm Duy tâm sự về hoàn cảnh ra đời ca khúc nổi tiếng của ông như: "Bà mẹ Gio Linh", "Nắng chiều rực rỡ", "Kiếp nào có yêu nhau"...

 


Cuốn sách vừa phát hành mang tên Vang vọng một thời (NXB Hồng Đức, công ty Văn hóa Phương Nam) đăng trọn vẹn bản phổ 47 bài nhạc của Phạm Duy. Ngoài ra, độc giả còn được tiếp cận nhiều thông tin chi tiết liên quan đến từng ca khúc: bản nhạc được soạn ra trong hoàn cảnh nào, tại đâu, vào thời gian nào, cách thức tác giả phát hành ca khúc của mình ra sao và có những bài viết phê bình nào về nhạc phẩm?...

 

Bản thảo cuốn sách được Phạm Duy hoàn thành không lâu trước khi ông qua đời. Nhạc sĩ chọn ra 47 bài hát ông yêu thích trong gia tài âm nhạc đồ sộ của mình để giới thiệu đến độc giả. Ở mỗi bài hát, ông viết một bài tản mạn, tâm sự về cảm hứng và duyên cớ dẫn dắt mình đến việc sáng tác, hoặc cách thức phổ nhạc những bài thơ nổi tiếng. 

 


 

Về hoàn cảnh ra đời ca khúc Bà mẹ Gio Linh, cố nhạc sĩ viết: "1948. Từ Quảng Bình, tôi tới làng Gio Linh ở Quảng Trị. Gặp một bà mẹ có người con đi dân quân bị giặc bắt và bị giặc chặt đầu treo giữa chợ. Không ai dám lấy cái đầu anh dân quân xuống để đem đi chôn. Bà mẹ lẳng lặng lấy đầu con, bỏ vào khăn gói mang về. Tôi kể câu chuyện đó qua một bài dân ca với kết luận: khi hy sinh người con độc nhất cho kháng chiến, bà sẽ có hàng trăm người con nuôi là những người đi bộ đội".

 

Từ những gì chứng kiến, Phạm Duy viết nên bài hát với ca từ đầy ám ảnh về sự chịu thương, chịu khó của bà mẹ quê, bày tỏ nỗi thấu cảm về sự căm phẫn giặc thù được mẹ nuốt sâu vào tận trong lòng: "Mẹ già cuốc đất trồng khoai. Nuôi con đánh giặc đêm ngày. Cho dù áo rách sờn vai. Cơm ăn bát vơi bát đầy... Mẹ già tưới nước trồng rau. Nghe tin xóm làng kêu gào. Quân thù đã bắt được con. Đem ra giữa chợ cắt đầu...". Bài hát mang âm hưởng dân ca, khắc họa được một góc làng quê thời chiến cùng với thân phận con người trong chiến tranh. Phạm Duy viết ca khúc chỉ trong một đêm. "Tôi làm xong, tôi khóc. Tôi nhớ hoài, tôi khóc như một đứa con nít", đó là lời tự sự của nhạc sĩ về nỗi ám ảnh không nguôi.

 

Không chỉ viết về Bà mẹ Gio Linh, Phạm Duy còn viết nhiều ca khúc đề cập đến thân phận người dân trong giai đoạn chiến tranh, đó là: Bà mẹ quê, Vợ chồng quê, Em bé quê... Các nhạc phẩm quê hương này đều có ca từ và giai điệu sâu sắc, mang hình ảnh biểu tượng về những con người Việt Nam với các đức tính cao đẹp: hồn hậu, chất phác, hy sinh, gan dạ, chịu thương, chịu khó... 

 


Bìa sách "Phạm Duy - Vang vọng một thời".

 

Bên cạnh tình ca về quê hương, Phạm Duy có nhiều ca khúc mang tính triết lý về thân phận con người nói chung trong sự rộng lớn của vũ trụ, đất trời nói chung. Ông tâm sự về hoàn cảnh ra đời bài Nắng chiều rực rỡ : "Vào lúc gần hết một thế kỷ, nghĩa là gấn hết đời mình, tôi vẫn thấy được cái khía cạnh tươi đẹp của cuộc đời ngay cả buổi hoàng hôn. …thế kỷ này đầy bi kịch chỉ vì chất chồng quá nhiều oan khiên mà chỉ có thể hóa giải bằng tình thương. Và tôi hát vang lời tình yêu trong buổi hoàng hôn của thế kỷ, nguyện rằng những người yêu nhau sẽ được gần gũi bền lâu chẳng vì đời đã về chiều". Tâm sự ấy được thể hiện qua những lời ca:




“Thế kỷ này đang trong nắng ban chiều

Cho lòng người bâng khuâng nhớ nhau

Trước cửa vào trăm năm rất xa vời

Trong chiều đời, yêu nhau rất lâu"

(Nắng chiều rực rỡ)

 

Phạm Duy kể, khi ông phổ nhạc bài thơ Ngậm ngùi của Huy Cận vào năm 1961, lúc đó đất nước lâm vào tình trạng "chia thành hai miền đối nghịch": "Về phương diện thẩm âm, thẩm mỹ, bài đó xưng tụng một cái đẹp sắp sửa mất, đang mất hay sẽ mất, với lời thơ êm ả, bùi ngùi, thương tiếc, với nhạc điệu ôm ấp, vỗ về, an ủi. Hãy trả lại chúng tôi 'mộng bình thường' mà có lẽ chúng tôi đã, đang hay sẽ mất", lời tâm sự của ông về ca khúc giúp những thế hệ khán giả hôm nay hiểu thêm một cách tiếp cận mới với ca khúc phổ thơ nổi tiếng.

 

Tài phổ thơ thành nhạc của Phạm Duy đã góp phần đưa hàng loạt sáng tác của các thi sĩ như: Hữu Loan,  Quang Dũng, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Tất Nhiên... trở thành những tác phẩm âm nhạc bất hủ, đi vào lòng bao thế hệ khán giả Việt Nam. Những nhạc phẩm: Cô hái mơ, Áo anh sứt chỉ đường tà, Đà Lạt trăng mờ, Đây thôn Vĩ Dạ, Đưa em tìm động hoa vàng, Tây Tiến, Thà là giọt mưa... là minh chứng cho tâm hồn và tài năng của một người nhạc sĩ lớn, suốt đời nặng nợ với chữ tình trong cuộc đời.

 

Các bài viết mang đậm chất suy tưởng của Phạm Duy không chỉ dừng lại ở âm nhạc mà còn bộc lộ suy tư của ông về cuộc sống, về cái đẹp, về nghệ thuật, về quan điểm sáng tác. Từ đó, người đọc hiểu thêm một Phạm Duy miệt mài lao động, yêu nghệ thuật nhiều như thế nào. Ca sĩ Tuấn Ngọc - con rể của ông - từng chia sẻ: "Tôi chưa bao giờ thấy người nào say mê làm việc giống ông cụ. Cứ như mỗi lần sắp gục ngã, nghĩ đến âm nhạc và lời khen ngợi là ông có động lực để tiếp tục...".

 

Ngoài trang viết của mình, Phạm Duy còn tuyển chọn những bài phân tích, nhận định, đánh giá của các văn nghệ sĩ, nhà phê bình về sáng tác của ông. Từ đó, độc giả có dịp hiểu thêm các góc nhìn và phân tích đa chiều về cảm xúc, kỹ thuật nhạc lý được áp dụng trong ca khúc Phạm Duy. Và cũng để hiểu hơn vì sao ông từng bộc bạch: "Cuộc đời tôi chỉ có ba điều quan trọng: Tình yêu, Sự khổ đau và Cái chết, tôi đã thể hiện ra cả ba vấn đề đó trong nhiều ca khúc...".
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật (20-04-2024)
    Cần đảm bảo quyền lợi cho mọi học sinh trường Quốc tế Mỹ (11-04-2024)
    Học ngành Sư phạm tiếng Trung có lo thất nghiệp? (10-04-2024)
    Hơn 101.000 học sinh tập dượt cho kỳ thi TN THPT đầu tiên của Chương trình mới (12-03-2024)
    TP Hồ Chí Minh: Phụ huynh 'nín thở' chờ thông tin thi khảo sát vào lớp 6 trường chuyên (08-03-2024)
    Nữ sinh Việt thi đâu thắng đó, tốt nghiệp đại học Séc với GPA cao nhất lịch sử (06-03-2024)
    Sự trỗi dậy của các câu lạc bộ sách dành cho giới trẻ (29-02-2024)
    Ai được dự thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội? (18-02-2024)
    Nữ sinh Tây Nguyên phá kỷ lục siêu trí nhớ thế giới (15-02-2024)
    Nữ sinh Hà Nội bị cắt quần do không mặc đồng phục, nhà trường nói gì? (21-01-2024)
    Nam sinh Phú Yên giành vé đầu tiên vào chung kết Đường lên đỉnh Olympia năm 2024 (07-01-2024)
    Chính thức bỏ thi thăng hạng viên chức (15-12-2023)
    Tiến sỹ ngân hàng bị lừa hơn 470 triệu đồng mà không dám kêu ai (14-12-2023)
    Nhà văn Di Li: Tôi mất 15 năm để ngẫm nghĩ về 'Tật xấu người Việt' (09-12-2023)
    79 công trình khoa học được vinh danh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam (06-12-2023)
    Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng thăm Đại học Kyushu của Nhật Bản (30-11-2023)
    Bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của người Ê Đê ở Tây Nguyên (19-11-2023)
    Sau một tuần mở cổng đăng ký: 'Đấu trường' trí tuệ nhân tạo hàng đầu Việt Nam thu hút hơn 700 đội thi (13-11-2023)
    Việt Nam có nữ giáo sư Toán học thứ 3 (07-11-2023)
    Giáo sư, phó giáo sư trẻ nhất vừa được công nhận năm 2023 là ai? (06-11-2023)

Các bài viết cũ:
    Haruki Murakami và giấc mơ được ngồi dưới đáy giến (02-09-2014)
    Thỏ Peter - trăm năm nghịch ngợm (25-08-2014)
    Samantha Shanon và câu chuyện về thế giới năm 2059 (18-08-2014)
    Hãy cài lên ngực bông hồng mùa Vu Lan (11-08-2014)
    Hội An đêm - thiên đường bình yên (05-08-2014)
    Hà Nội xấu xí và nhốn nháo trong tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà (31-07-2014)
    Nguyễn Đình Tú viết về chiến tranh biên giới phía Bắc (28-07-2014)
    Tô Hoài - hạt ngọc của làng văn học Việt Nam (08-07-2014)
    Bộ sách 'Biểu tượng' - giải mã những ký tự cuộc sống (30-06-2014)
    Salammbô - tiểu thuyết lịch sử từng làm náo động Paris (19-06-2014)
    'Hiện tượng con người' - sách hòa giải khoa học và tôn giáo (17-06-2014)
    'Tháng năm của Kẹo' - khúc tự tình với Hà Nội (15-06-2014)
    Thơ của Ngô Tự Lập được đề cử PEN Award (09-06-2014)
    Lần đầu mẹ đi máy bay (05-06-2014)
    Ôi Tổ quốc tôi (03-06-2014)
    Sách nhạc 'Đưa em tìm động hoa vàng' tưởng nhớ Phạm Duy (30-05-2014)
    Thêm một nhà báo Mỹ viết sách về Phạm Xuân Ẩn (26-05-2014)
    'Việt Nam danh tác' tìm lại những tinh hoa văn học (23-05-2014)
    Nick Vujicic viết 'Đứng dậy mạnh mẽ' để chống bị bắt nạt (22-05-2014)
    Tiểu thuyết '12 năm nô lệ' xuất bản ở Việt Nam (19-05-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152942137.